Một bộ kimono được nhiều người xem là mang lại điềm xui xẻo khi ba chủ
nhân của nó, là ba thiếu nữ Nhật Bản, đều lần lượt qua đời trước khi có
cơ hội mặc nó. Một thầy tu thấy nó quá “chết chóc” nên quyết định mang
nó đi đốt vào tháng 2 – 1657. Khi bộ kimono đang bốc cháy, một trận gió
lớn xuất hiện, thổi ngọn lửa vượt khỏi tầm kiểm soát của mọi người. Hậu
quả là ngọn lửa từ bộ kimono này đã thiêu cháy 3/4 thành phố Tokyo, sang
bằng 300 đền đài, 500 cung điện, 9,000 cửa hàng, 61 cây cầu và thiêu
chết 100,000 người.
Một chiếc đồng hồ thuộc sở hữu của Vua Louis XIV (Pháp) đã ngừng chạy
chính xác vào đúng vị vua này băng hà: 7 giờ 45 phút ngày 1-9-1715 và kể
từ đó nó không bao giờ chạy lại nữa.
Trong cuộc tấn công ngày 25-1-1787 vào kho vũ khí liên bang ở
Springfield trong cuộc nổi loạn của tướng Shay, chàng lính Jabez Spicer,
ở Leyden, Massachusetts (Mỹ) đã bị giết chết bằng hai viên đạn của kẻ
thù. Nhưng điểm đặc biệt là vào lúc đó, Jabez Spicer đang khoác trên
người chiếc áo của anh ông ruột Daniel đã mặc và Daniel cũng đã bị bắn
chết bởi hai viên đạn vào ngày 5-3-1784. Hai viên đạn giết chết Jabez
Spicer đi chính xác vào các lỗ trên chiếc áo khoác do lần trúng đạn
trước (của người anh Daniel) tạo nên. Chính xác từng viên một mặc dù ông
anh Daniel đã bị bắn chết trước đó 3 năm.
Camille Flammarion, nhà thiên văn học nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ 19, là
một người nghiên cứu về những chuyện huyền thoại, đặc biệt là những
chuyện ma quái liên quan đến cuộc sống sau cái chết. Trong quyển The
Unknown, xuất bản năm 1900, ông kể lại một câu chuyện cũng khá ly kỳ.
Khi ông viết một chương về ‘gió’ trong tác phẩm L’Atmosphère (Bầu Khí
Quyển), một ngọn gió đã thổi tung cửa sổ nhà ông và nhấc bổng những
trang giấy ông vừa viết xong và mang chúng đi mất. Một vài ngày sau đó,
ông ngạc nhiên khi nhận được bản in thử từ nhà xuất bản (những trang bản
thảo bị gió cuốn đi). Thì ra ngọn gió đã cuốn những trang bản thảo này
ra ngay con đường mà một nhân viên của nhà xuất bản đi ngang qua, người
mà thường đến nhận bản thảo của Flammarion mang đến nhà xuất bản. Người
này chỉ việc nhặt những trang giấy và mang chúng đến nhà xuất bản như
thường lệ.
Năm 1883, Henry Zieglan ở vùng Honey Grove, Texas (Mỹ) đã phản bội người
yêu đến nỗi cô ta phải tự tử. Ah của cô gái này quyết định trả thù bằng
cách xách súng bắng Ziegland, nhưng viên đạn chỉ sướt qua mặt của
Ziegland và vắm vào một thân cây gần đó. Người anh cô gái nghĩ rằng mình
đã trả thù được cho em nên sau đó cũng tự sát. Năm 1913, Ziegland quyết
định đốn ngã cây có viên đạn trong đó. Vì gặp khó khăn trong việc đốn
cây nên Ziegland quyết định dùng đến chất nổ và vụ nổ này đã đưa viên
đạn ngày xưa bay thẳng vào đầu Ziegland giết chết anh ta ngay lập tức.
Ðầu cuộc chiến Thế Giới Thứ Hai, tình báo Pháp đã bắt được một gián điệp
người Ðức tên là Peter Karpin ngay khi y xâm nhập vào lãnh thổ. Tuy
nhiên, họ giữ bí mật cuộc vây bắt này khiến Karpin trốn thoát vào năm
1917, tình báo Pháp gửi các báo cáo giả đến các sếp của Darpin và nhận
tất cả tiền bạc mà phía Ðức gửi sang Pháp cho Karpin. Số tiền này được
sử dụng để mua một chiếc xe hơi, mà vào năm 1919, đã cán chết một người
đàn ông ở Ruhr. Nạn nhân của tai nạn không ai khác hơn là tay gián điệp
đào tẩu Peter Karpin.
* Trích từ tập san Chí Linh dựa theo Mysteries of the Unexplained.